Địa lý Bắc_Kinh

Địa hình

Bản đồ vệ tinh Bắc Kinh, với các dãy núi ở phía tây và phía bắc

Thành phố Bắc Kinh nằm trên vùng đất thấp và bằng phẳng, với độ cao thường nằm trong khoảng 40-60m trên mực nước biển. Điểm cao nhất trong khu thành cổ là đỉnh của Cảnh Sơn với độ cao là 88,35 m, từ đây có thể nhìn toàn cảnh Tử Cấm thành.[44] Đỉnh của Vạn Thọ Sơn (万寿山) thuộc Di Hòa Viên có độ cao 109 mét (358 ft).[45] Vùng đồng bằng từ Bắc Kinh kéo dài xa về phía đông đến Sơn Hải quan bên bờ Bột Hải và xa về phía nam đến Nam Kinh.

Ở phía tây bắc Kinh có Tây Sơn, có thể nhìn thấy núi này từ nội thị vào những ngày quang đãng. Tây Sơn tạo thành sườn núi phía đông của Thái Hành Sơn- dãy núi chạy theo chiều bắc-nam và tạo thành xương sống phía tây của Hà Bắc.[14] Tây Sơn bao trùm gần như toàn bộ các quận Phòng SơnMôn Đầu Câu ở phía tây thành phố. Đông Linh Sơn (东灵山, cao 2,303 mét (7 ft 6,7 in)), một đỉnh núi của Tây Sơn nằm trên ranh giới với Hà Bắc, là đỉnh cao nhất tại Bắc Kinh.[14] Đỉnh này nằm cách trung tâm thành phố 122 km (76 mi). Tây Sơn cũng được biết đến với các đồng cỏ núi cao và các hẻm núi sông, bao gồm Thập Độ (十渡). Vùng chân núi của Tây Sơn vươn đến tận vùng đô thị của thành phố, bao gồm Hương Sơn (香山)- một điểm đến du lịch lớn và Lão Sơn- nơi diễn ra thi đấu xe đạp leo núi trong Thế vận hội Mùa hè 2008.

Các dãy núi ở bắc bộ của Bắc Kinh bao gồm Bát Đạt Lĩnh, Quân Đô Sơn (军都山) và Phượng Hoàng Lĩnh (凤凰岭) đều thuộc Yên Sơn, chạy theo hướng đông-tây, ngang qua bắc bộ tỉnh Hà Bắc. Yên Sơn chia tách bình nguyên Hoa Bắc với thảo nguyên và có ý nghĩa quân sự quan trọng trong lịch sử. Toàn bộ các đoạn Trường Thành thuộc Bắc Kinh đều được xây dựng trên dãy Yên Sơn, với cao độ lớn nhất là 2.241 m (7.352 ft) tại Hải Đà Sơn (海坨山) trên ranh giữa giữa huyện Diên Khánh và tỉnh Hà Bắc.[14]

Yên Sơn và Tây Sơn gặp nhau tại Nam Khẩu thuộc quận Xương Bình ở tây bắc của thành phố. Chỗ giao nhau tạo thành một đường đứt đoạn lớn và thung lũng sụt lún, và các tuyến đường bộ và đường sắt chính vượt sang phía tây bắc của thành phố đều đi qua chỗ này.

Thủy văn

Hậu Hải (后海) tại Bắc Kinh

Năm thủy hệ lớn nhất tại Bắc Kinh, chảy từ tây sang đông, gồm: Cự Mã Hà (拒马河), Vĩnh Định Hà, Bắc Vận Hà (北运河), Triều Bạch Hà (潮白河), Kế Vận Hà (蓟运河). Các sông hầu hết đều bắt nguồn từ Cao nguyên Nội Mông Cổ, chảy xuyên qua các dãy núi ở phía tây và bắc của thành phố, cuối cùng đổ vào Hải Hà- con sông đổ trực tiếp ra Bột Hải. Ngày nay, không có sông lớn nào chảy qua khu vực đô thị trung tâm của Bắc Kinh do qua hàng thế kỷ, con người đã điều hướng các con sông chảy vòng qua thành phố. Nhờ các hồ, kênh mương, hào, cống dẫn nước, các con sông này tiếp tục cung cấp nước, đồng thời là nơi thoát nước cho thành phố, song nội thị Bắc Kinh không còn bị đe dọa từ lũ lụt do sông này gây ra. Bắc Kinh cũng là điểm cuối phía bắc của Đại Vận Hà, được xây dựng xuyên qua bình nguyên Hoa Bắc đến Hàng Châu, đoạn Bắc Kinh-Thiên Tân được gọi là Bắc Vận Hà. Hồ chứa Mật Vân (密云水库), được xây dựng trên thượng du Triều Bạch Hà, là hồ chứa lớn nhất Bắc Kinh và cũng là một nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố.

Khu nội thị Bắc Kinh có một vài hồ được gọi là hải. Vào thời nhà Nguyên, những nhà cai trị người Mông Cổ đã cho mở rộng và xây dựng hoàng cung Đại Đô xung quanh chúng. Sau này, các hoàng đế Nhà MinhNhà Thanh đã sử dụng các hồ này làm ngự hoa viên. Ngày nay, ba hồ cực bắc trong nội thị là Tây Hải, Hậu Hải và Tiền Hải, được gọi chung là Thập Sát Hải (什刹海). Ở phía nam của chúng, Bắc Hải là một công viên của thành phố, còn Trung Hải và Nam Hải là một bộ phận của quần thể Trung Nam Hải. Chuỗi hồ này từng là lòng sông chính của Vĩnh Định Hà- cong sông mà ngày nay chảy cách đó 50–60 km (31–37 mi) về phía tây. Cách nay 1.800 năm, Vĩnh Định Hà chảy qua Tích Thủy Đàm (积水潭) và trung tâm đô thị của Bắc Kinh và sau đó chảy vào hồ Long Đàm và vào Thông Châu.[46]

Cảnh quan

Quang cảnh đường chân trời của Tử Cấm Thành, nhìn từ Cảnh Sơn
Đường chân trời phía đông Bắc Kinh, bao gồm Bắc Kinh CBD, Công viên Triều Dương và Đường vành đai 4 phía Đông lúc chạng vạng

Khí hậu

Bắc Kinh có khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, khá khô hạn (phân loại khí hậu Köppen Dwa), có đặc trưng là mùa hè nóng và ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Á; và mùa đông thường rất lạnh, lộng gió và khô do ảnh hưởng của áp cao Siberi.[47] Vào mùa xuân, Bắc Kinh có thể phải hứng chịu các cơn bão cát thổi đến từ sa mạc Gobi băng qua thảo nguyên Mông Cổ, kèm theo đó là nhiệt độ ấm lên nhanh chóng, song thường khô. Mùa thu cũng giống mùa xuân, Bắc Kinh được đón nhận một lượng mưa nhỏ, song mùa này có không khí se lạnh và kéo dài ngắn. Nhiệt độ trung bình tháng của Bắc Kinh vào tháng 1 là −3,7 °C (25,3 °F), trong khi vào tháng 7 là 26,2 °C (79,2 °F). Lượng giáng thủy bình quân hàng năm là khoảng 570 mm (22,4 in), với gần ba phần tư xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ cực độ ở đây là từ −27,4 °C (−17 °F) đến 42,6 °C (109 °F).

Dữ liệu khí hậu của Bắc Kinh (trung bình vào 1981–2010, cực độ 1951–2014)
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)14.319.829.533.041.140.641.938.335.031.023.319.541,9
Trung bình cao °C (°F)2.05.712.320.726.730.531.430.326.219.410.23.818,3
Trung bình ngày, °C (°F)−3.10.26.714.820.824.926.725.520.713.74.9−1.112,9
Trung bình thấp, °C (°F)−7.5−4.51.38.814.819.622.521.515.88.60.3−5.28,0
Thấp kỉ lục, °C (°F)−22.8−27.4−15
(5)
−3.22.59.815.311.43.7−3.5−12.3−18.3−27,4
Giáng thủy mm (inch)2.7
(0.106)
4.4
(0.173)
9.9
(0.39)
24.7
(0.972)
37.3
(1.469)
71.9
(2.831)
160.1
(6.303)
138.2
(5.441)
48.5
(1.909)
22.8
(0.898)
9.5
(0.374)
2.0
(0.079)
532,0
(20,945)
độ ẩm43424244505971736559534754
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.1 mm)1.82.23.34.96.49.712.911.47.54.92.81.869,6
Số giờ nắng trung bình hàng tháng189.0192.1228.2244.5267.9238.2202.7209.3215.3211.5182.0175.22.555,9
Nguồn: Cục Khí tượng Trung Quốc [48], nhiệt độ cực độ mọi thời[49]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bắc_Kinh http://216.35.68.200/cities/findStory.cfm?city_id=... http://www.tirana.gov.al/common/images/Internation... http://www.cmd.act.gov.au/international http://www.prefeitura.sp.gov.br/cidade/secretarias... http://www2.prefeitura.sp.gov.br/secretarias/relac... http://www.china.com.cn/economic/txt/2008-03/20/co... http://www.chinadaily.com.cn/en/doc/2003-10/06/con... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-02/1... http://www.chinadaily.com.cn/metro/2009-10/19/cont... http://dangshi.people.com.cn/GB/85039/14329784.htm...